Một doanh nghiệp bất kể là tự xây dựng nhà máy để sản xuất, để cho thuê, hoặc đi thuê nhà máy để sản xuất thì đều cần phải hiểu rõ các quy định tiêu chuẩn xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Không hiểu rõ các quy định này khiến chủ doanh nghiệp có thể mất thời gian xin cấp phép, đầu tư xây dựng không đúng quy định dẫn đến hoặc là phải tháo dỡ nhà xưởng đã xây hoặc là phải tốn kém chi phí và thời gian sửa lại cho đúng quy định, làm giảm hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp.
4 tiêu chuẩn xây dựng nhà máy tại Việt Nam mà doanh nghiệp phải tuân thủ bao gồm
- Tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng.
- Tiêu chuẩn về thiết kế và kết cấu công trình.
- Tiêu chuẩn về an toàn phòng cháy chữa cháy.
- Tiêu chuẩn về môi trường
Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các quy định về tiêu chuẩn xây dựng nhà máy này để đảm bảo tính pháp lý của dự án, quyền và lợi ích của doanh nghiệp khi xây dựng và vận hành nhà máy
1-Tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng
Bộ quy định QCVN 01:2021 bao gồm các quy định về quy hoạch xây dựng nhà máy, quy định mật độ xây dựng của lô đất xây dựng nhà máy, tức là tỷ lệ diện tích đất của các công trình kiến trúc chính trên diện tích lô đất, Các lô đất quy hoạch xây dựng nhà máy có mật độ xây dựng chỉ được phép tối đa là 70%. Đối với các lô đất được sử dụng để xây dựng nhà máy có từ 5 sàn sản xuất thì mật độ xây dựng thuần cho phép tối đa là 60%., tỷ lệ cây xanh tối thiếu trong các lô đất xây dựng nhà máy phải đạt ít nhất 20%.
Trong tiêu chuẩn này có các quy định cụ thể về mật độ xây dựng tối đa, bố trí nhà và công trình, tỉ lệ cây xanh…Doanh nghiệp phải tìm hiểu rõ các quy định này khi có ý định xây mới/thuê nhà xưởng.
Các loại đất trong khu vực của mỗi công trình thì sẽ có những đặc trưng riêng. Tùy loại hình hoạt động, tính chất sản xuất, diện tích khu vực đất xây dựng mà tỷ lệ các loại đất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao sẽ khác nhau.
2-Tiêu chuẩn về thiết kế và kết cấu công trình
Các tiêu chuẩn về thiết kế và kết cấu công trình bao gồm:
- Nền và móng công trình: nền và móng được coi là 2 bộ phận quan trọng nhất của bất kỳ công trình nào, đặc biệt là các nhà xưởng kiên cố xây cao tầng, thiết kế nền móng nhà xưởng phải tuân theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737: 1995 của Bộ Xây dựng. Mặt nền công trình phải thiết kế cao hơn mặt trên của móng, độ chênh lệch là 2.0m với cột thép; 0.5m với cột có khung chèn tường và 0.15m với cột bê tông cốt thép. Ngoài chênh lệch giữa mặt nền công trình và mặt trên của móng, đơn vị thiết kế thi công cũng phải chú ý đến kích thước các ô nền bê tông, chiều sâu móng, cao độ của các chân đế cột thép,… Hiện nay nền nhà xưởng được chia thành nhiều loại như: bê tông, bê tông cốt thép, gạch xi măng, thép, bê tông atphan, bê tông chịu được ăn mòn hóa chất,… Phỏ biến nhất vẫn là nền bê tông, khi đó nền bê tông phải thiết kế thành từng ô đáp ứng các tiêu chuẩn như: dài mỗi ô tối đa là 0,6m, lớp bê tông lót phải dày tối thiểu 0,1m, mạch chèn giữa các ô phải sử dụng bi tum, chiều rộng của vỉa hè nhà xưởng từ 0,2 – 0,8m, độ dốc hè nhà xưởng từ 1 – 3%, đảm bảo thoát nước nhanh.
- Thiết kế kết cấu công trình: có 3 kết cấu nhà xưởng phổ biến hiện tại là bê tông cốt thép, thép tiền chế, kết cấu liên hợp. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm nhất định về độ bền, thời gian thi công, chi phí, khả năng cách âm cách nhiệt, chống cháy…Tùy nhu cầu và khả năng kinh tế mà doanh nghiệp có thể lựa chọn.
- Thiết kế hệ thống thông gió: có 2 kiểu thông gió theo tính chất chuyển động của không khí hay động lực tạo ra gió là thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức.
- Tiêu chuẩn hệ thống chiếu sáng: phải đảm bảo mang lại hiệu quả công việc nhưng cũng đồng thời phải tiết kiệm điện năng và an toàn cho người lao động. Hệ thống chiếu sáng nhà xưởng phải tuân theo các tiêu chuẩn quy định trong: TCVN 7114:2008, đây là bộ tiêu chuẩn về chiếu sáng vùng làm việc, về độ rọi nơi làm việc, các chỉ số hoàn màu của ánh sáng; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2013/BXD, quy định về việc các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả.
- Hành lang an toàn điện: các tiêu chuẩn liên quan điện bao gồm TCVN 7447-5-51: 2010 tương đương với IEC 60364-5-51:2005:, TCVN 394:2007, quy phạm trang bị điện 2006 (theo quyết định 19/2006/QĐ-BCN), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện (QCVN 01:2008/BCT).
Các quy định liên quan đến thiết kế và kết cấu công trình được quy định trong các quy định liên quan như : TCVN 5547-2012, TCVN 4453-1995, TCVN 7114:2008, QCVN 09:2013/BXD, TCVN 4514 : 2012…..Các quy định này do các cơ quan liên quan như Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị & Nông thôn- Bộ Xây, Bộ Xây Dựng, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng hợp tác để xây dựng và ban hành. Trong đó quy định tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế tổng mặt bằng xí nghiệp công nghiệp xây dựng mới hoặc cải tạo trong phạm vi cả nước.
3-Tiêu chuẩn về an toàn phòng cháy chữa cháy
Hỏa hoạn là một trong các nguyên nhân gây thiệt hại lớn nhất cho các khu dân cư cũng như nhà máy sản xuất. Nhà máy thường là nơi tập trung nhiều người, tài sản, các nguyên vật liệu sản xuất, có nguy cơ cháy lan sang nhà xưởng hay khu dân cư khác…nên nguy cơ lại càng lớn. Do đó nhà nước có các quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy khi đi vào hoạt động.
QCVN 06:2022 là một trong các bộ tiêu chuẩn xây dựng nhà máy quan trọng liên quan trực tiếp đến công tác thẩm duyệt và nghiệm thu phòng cháy chữa cháy của công trình nhà máy với các cơ quan chức năng, ảnh hưởng đến tiến độ đưa nhà máy vào hoạt động sản xuất. Do đó doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các quy định này và tuân thủ trong thiết kế, xin cấp phép, thi công để đảm bảo nhà máy đi vào hoạt động hợp pháp, đúng tiến độ.
Cấu tạo của hệ thống phòng cháy chữa cháy nhà xưởng đúng theo tiêu chuẩn sẽ bao gồm các bộ phận sau: Hệ thống cảnh báo cháy, Hệ thống báo động và thông báo, thiết kế, thi công hệ thống chữa cháy.
Doanh nghiệp phải có thiết kế được phê duyệt về phòng cháy chữa cháy, thi công xong phải được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy. Theo đó, tùy vào trường hợp xin cấp phép phòng cháy chữa cháy mà cơ quan cấp phép được quy định như sau:
- Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an trong các trường hợp do Cục thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC;
- Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh trong các trường hợp được ủy quyền.
4-Tiêu chuẩn về môi trường
Các nhà máy muốn hoạt động sản xuất phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng nhà xưởng. Trong đó bao gồm:
- Phân chia các dự án thành 4 nhóm và quản lý theo các tiêu chí môi trường: quy mô dự án, công suất sản xuất, yếu tố nhạy cảm về môi trường. Trong đó dự án nhóm 1 có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xin cấp phép dự án.
- Với các nhà máy có công trình xử lý chất thải, phải vận hành thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và quy chuẩn xây dựng nhà máy. Quy chuẩn nước thải đầu ra phổ biến là loại B TCVN.
- Nhằm giám sát chất lượng môi trường, quản lý các chất thải nguy hại, bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm. Định kỳ hàng năm nhà máy phải thực hiện quan trắc môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường gửi cơ quan cấp quản lý nhà nước liên quan.
Giấy phép môi trường là giấy phép mà doanh nghiệp cần tuân thủ theo Luật bảo vệ môi trường 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2022). Doanh nghiệp phải lập hồ sơ xin giấy phép môi trường và nộp lên cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ giấy phép môi trường bao gồm:
- Bộ tài nguyên môi trường phụ trách phê duyệt thẩm định báo cáo ĐTM phải có giấy phép môi trường với dự án nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh;
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an với những dự án đầu tư và sở thuộc bí mật của nhà nước về quốc phòng và an ninh;
- UBND cấp tỉnh cấp giấy cho dự án thuộc nhóm II, III; (Tham khảo Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 để biết quy định cách phân chia dự án thuộc các nhóm I, II, III)
- UBND cấp huyện: cấp cho những dự án còn lại;
Tham khảo thêm:
https://vietmycons.com/tin-tuc/cac-tieu-chuan-ap-dung-trong-thiet-ke-nha-xuong-moi-nhat/
https://hopdaithanh.com/tieu-chuan-thiet-ke-pccc-nha-xuong/
Quý khách có nhu cầu xây mới, sửa chữa, cải tạo nhà xưởng vui lòng liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.
- Hotline: 099 302 9999/0988 156 471-Mr Dũng
- Zalo: 0988 156 471
- Email: kinhdoanh@hopdaithanh.com